5 Thói quen độc hại phá huỷ mối quan hệ – Mà mọi người vẫn nghĩ là bình thường
Không có trường lớp nào dạy chúng ta về việc làm sao để trở thành một người bạn trai tốt hay làm sao để đừng trở thành một gã bạn trai tồi trong mối quan hệ. Họ có dạy chúng ta về sinh học giới tính, một số có thể dạy về luật hôn nhân, một số bắt chúng ta học về mấy câu chuyện tình gần như chẳng bao giờ diễn ra trong đời thực.
Bạn nên làm gì?
Đối diện với vấn đề.
Nếu mất niềm tin, hãy nói về những gì cần làm để gây dựng lại.
Nếu cảm thấy bị thờ ơ, thiếu tôn trọng, hãy nói về cảm xúc và cách làm để tái thiết lại cảm giác được tôn trọng.
Tôi không phản đối việc thỉnh thoảng bạn sẵn sàng chi tiêu một chút sau khi cãi nhau để khiến đối tác vui lòng và hàn gắn tình cảm. Chỉ là đừng dùng nó để thay thế cho giải pháp của những vấn đề đang tồn đọng.
Nếu bạn không quét bụi ra khỏi nhà mà dấu nó dưới thảm, một ngày nào đó căn nhà bạn sẽ chìm trong đống rác.
Nhưng khi nói đến việc phải xử lý các vấn đề nghiêm túc trong mối quan hệ, chúng ta gần như mù tịt...hay tệ hơn, bạn nhận được lời khuyên từ mấy tờ báo hoa học trò được viết bởi các "tác giả" thậm chí còn chưa chắc đã hơn tuổi bạn.
Một phần của vấn đề khiến chúng ta tạo ra các mối quan hệ độc hại đó là chúng ta bị tiêm nhiễm bởi các tư tưởng 'độc hại'.
Chúng ta tôn thờ chủ nghĩa tình yêu lãng mạn - thứ tình yêu không cần lý do, chỉ cần 2 người phát cuồng vì nhau - và chế giễu tính thực tế cần có (1 số coi là thực dụng) để duy trì mối quan hệ.
Đàn ông và phụ nữ được nuôi dạy để cá thể hoá mối quan hệ giữa họ. Do đó, chúng ta coi đối tác của mình giống như 1 thứ tài sản cần nắm giữ hơn là 1 người bạn đồng hành để cùng chia sẻ cảm xúc.
Chúng ta thường tìm kiếm câu trả lời cho một mối quan hệ hạnh phúc ở trong các quyển sách phát triển bản thân nhưng thường thì câu trả lời hiếm khi có tính ứng dụng thực tế.
May mắn ở chỗ, những năm gần đây đã có rất nhiều nghiên cứu tâm lý học về xây dựng mối quan hệ khoẻ mạnh, hạnh phúc. Và có rất nhiều nguyên tắc trong số đó được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhưng mọi người thường không quan tâm hoặc không để ý đến. Trên thực tế, rất nhiều nguyên tắc này đi ngược lại các lời khuyên truyền thống về sự "lãng mạn" hay một mối quan hệ "bình thường".
Dưới đây là 5 trong số những xu hướng được coi là bình thường trong các mối quan hệ mà các cặp đôi nghĩ rằng chúng tốt hoặc vô hại, nhưng thực chất lại là các thói quen độc hại phá huỷ từ từ mối quan hệ.
Sẵn sàng chưa? Bạn sẽ phải ngẫm lại chính mình đấy.
Thói quen thứ 1: Ai mắc lỗi nhiều hơn?
Đây là hiện tượng khi người bạn đang hẹn hò liên tục "cộng dồn" những sai lầm trong quá khứ của bạn để khiến hành vi của họ trở nên bớt nghiêm trọng hơn.
Câu chuyện có thể diễn ra thế này.
2 người hẹn nhau đi ăn tối vào lúc 7h. Nhưng vì lý do nào đó, cô gái trễ hẹn với bạn nửa tiếng và bạn cảm thấy vô cùng bực tức.
_ Em có biết là anh đã phải đợi em bao lâu rồi không? Em bận việc mà chẳng nói cho anh trước gì cả.
Cô gái cũng chẳng kém gì.
_ Thế năm ngoái anh cũng bắt em đợi 1 tiếng đồng hồ mà em có nói gì đâu.
_ Này nhé, tôi nói cho cô biết, hôm nọ cô nhắn tin với thằng Dũng người yêu cũ tôi còn chưa nói gì đâu đấy.
_ Anh đừng nói như kiểu anh vô tội, tuần trước anh đi chơi với con Yến phòng marketing đừng tưởng tôi không biết.
.....
Và bây giờ thì nó bắt đầu trở thành cuộc chiến để xem ai mắc lỗi lầm nhiều nhất, do đó, xem ai nợ người kia nhiều hơn.
Nhiều người cho rằng đây là việc bình thường, nhưng lại là thói quen cực kỳ độc hại bởi vì nó sử dụng những sai lầm đã diễn ra trong quá khứ để biện minh hay giảm nhẹ cho những sai lầm đang diễn ra ở hiện tại.
Nó không chỉ làm chệch hướng vấn đề của hiện tại mà nó còn có nghĩa là bạn đang sử dụng cảm giác tội lỗi từ quá khứ để thao túng và khiến đối tác của bạn cảm thấy sai lầm trong hiện tại.
Nếu hành vi này diễn ra đủ lâu, 2 người sẽ chỉ dành hầu hết năng lượng của mình để chứng tỏ rằng mình ít tội lỗi hơn người kia thay vì giải quyết những vấn đề đang diễn ra.
Bạn nên làm gì?
Nếu một hành vi nào đó diễn ra lặp đi lặp lại - cô gái thường xuyên đến muộn - đó mới thực sự là vấn đề. Bạn cần nghiêm túc nói cho cô ấy biết bạn cảm thấy thế nào nếu cô ấy tiếp tục như vậy.
Nhưng việc cô ấy nhắn tin với người yêu cũ thì chẳng liên quan gì đến việc cô ấy đến muộn cả. Vì vậy đừng lôi nó ra để chì chiết.
Khi chấp nhận ở bên một ai đó, đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận cả quá khứ của họ nữa. Nếu không chấp nhận còn người họ ở quá khứ thì về cơ bản là bạn không chấp nhận con người họ hiện tại. Nếu bạn cảm thấy phiền lòng về một thứ diễn ra cách đây cả năm trước thì đáng lẽ ra bạn cần phải giải quyết nó cả năm trước rồi.
Thói quen thứ 2: Bắn "tín hiệu" thay vì bộc lộ trực tiếp
Thay vì nói rõ mong muốn hay suy nghĩ một cách công khai, bạn lại bày trò với hi vọng người kia sẽ tự hiểu ra. Thay vì nói ra điều gì khiến bạn không hài lòng, bạn lại tìm cách để chọc tức, bắn các "tín hiệu" để bạn cảm thấy có lý do chính đáng để phàn nàn với họ.
Bạn thấy bạn gái mình hơi quá thân thiết với anh chàng đồng nghiệp, thay vì nói với bạn gái rằng bạn thấy không thoải mái với điều đó, bạn rủ một cô đồng nghiệp khác, tỏ ra thân thiết với cô ấy nhằm chọc tức bạn gái. Khi bạn gái tỏ vẻ khó chịu và bạn bắt đầu
"À há, em hiểu cảm giác của anh thế nào khi anh nhìn thấy em bá vai cậu đồng nghiệp rồi đấy !!".
Thói quen này độc hại bởi vì nó cho thấy 2 người không thoải mái để giao tiếp với nhau 1 cách cởi mở, thành thật. Nếu họ thấy an toàn trong việc bộc lộ các cảm xúc tiêu cực cũng như suy nghĩ của mình, họ chẳng việc gì phải "bắn tín hiệu" bởi vì họ sẽ không cảm thấy bị đánh giá hay chỉ trích từ việc giao tiếp thành thật suy nghĩ của mình.
Bạn nên làm gì?
Bộc lộ cảm xúc và mong muốn của bạn thật cởi mở và thành thật. Và hãy cho đối tác của bạn biết rằng họ không cần phải chịu trách nhiệm cho chúng, nhưng bạn sẽ thấy rất vui nếu được họ thấu hiểu và ủng hộ. Nếu họ yêu bạn, họ sẽ làm điều đó vì bạn.
Thói quen thứ 3: Bắt đối tác gánh hậu quả từ cảm xúc của bạn.
Bạn có 1 ngày thật tồi tệ. Ông sếp khó tính bắt bạn làm lại dự án mà bạn đã mất cả tuần không ngủ để hoàn thành. Lốp xe thủng đến lần thứ 3 chỉ trong 1 tuần. Và cái nhọt ở mông mới mọc lúc sáng khiến bạn đứng không được, ngồi ỉa không xong. Bạn hi vọng buổi hẹn tối nay sẽ vui vẻ để bù đắp lại cả ngày bực bội. Nhưng đến 8h tối, sau khi bạn đã tắm rửa sửa soạn quần áo chuẩn bị đi đón bạn gái thì bạn nhận được tin, tối nay 2 người không thể gặp nhau bởi vì cô ấy quên mất rằng hôm nay là sinh nhật đứa bạn rất thân của cô, cô không thể bỏ để đi với bạn được. Và bạn trở nên cáu tiết:
Lần sau cô không đi thì báo tôi sớm, mặc xong cả quần áo rồi đây này. Đồ đãng trí...
Bạn phát điên và nguyền rủa đáng lẽ ra họ phải cảm nhận được bạn đã có 1 ngày tồi tệ và họ phải ở bên bạn để bạn cảm thấy ổn hơn. Bạn muốn họ phải gánh vác 1 phần những thứ cứt nát đang diễn ra trong đời mình.
Bắt đối tác chịu trách nhiệm cho cảm xúc của bạn là một dạng của sự ích kỷ và tính tự luyến.
Khi bạn tạo ra tiền lệ của việc đối tác phải chịu 1 phần trách nhiệm cho cảm xúc của bạn (hoặc ngược lại), bạn đang tạo ra xu hướng phụ thuộc. Đột nhiên, họ sẽ không được thiết lập kế hoạch của riêng họ (hay sống cuộc sống của riêng họ) mà không phải nhìn thái độ của bạn trước. Mọi hoạt động lớn nhỏ đều trở thành một cuộc đàm phán và thoả thuận. Khi ai đó cảm thấy không ổn, nhu cầu của người kia phải bị dẹp bỏ bởi vì họ có trách nhiệm an ủi, động viên người còn lại.
Vấn đề lớn nhất của việc tạo ra xu hướng phụ thuộc này là chúng là mầm mống của nỗi uất hận.
Tất nhiên, nếu thỉnh thoảng bạn gái bạn có 1 ngày tồi tệ và nổi giận với bạn thì điều đó hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng nếu nó trở thành một luật bất thành văn rằng cuộc sống của bạn thế nào phụ thuộc vào tâm trạng của cô ấy thì bạn sẽ sớm hướng cảm giác bất công và oán giận tới cảm xúc của cô ấy.
Bạn nên làm gì?
Hãy học cách chịu trách nhiệm cho cảm xúc của mình và kỳ vọng đối tác cũng phải chịu trách nhiệm cho cảm xúc của họ.
Có sự khác biệt tuy nhỏ nhưng tạo ra kết quả rất lớn giữa việc hỗ trợ đối tác và phải chịu trách nhiệm cho cuộc sống của đối tác.
Sự hi sinh cần phải xuất phát từ mong muốn cá nhân thay vì từ cảm giác tội lỗi phải đáp ứng yêu cầu của đối tác. Nếu không, sẽ có người lợi dụng cảm giác tội lỗi này để thao túng hành động của người kia.
Thói quen thứ 4: Tình yêu "Ghen tuông"
Là lúc bạn tức giận khi đối tác nói chuyện, đụng chạm, nhắn tin, gọi điện, đi chơi hay xì mũi ở gần người khác. Và rồi bạn chuyển sự tức giận đó ra thành ngôn ngữ công kích hay hành động kiểm soát.
Điều này thường dẫn đến các hành vi điên rồ như hack tài khoản mạng xã hội, tài khoản Email, lục lọi tin nhắn điện thoại, kiểm tra các cuộc gọi hay một số còn theo dõi những nơi người kia lui tới.
Tôi cho rằng điều tồi tệ nhất của thói quen này là người ghen tuông thì biện minh nó là "hành động của tình yêu". Còn người bị ghen tuông thì tự an ủi là "có yêu thì mới ghen".
Dù lý do là gì đi nữa thì đây cũng chỉ là lời biện hộ cho hành vi kiểm soát và thao túng ích kỷ. Nó gửi thông điệp về sự thiếu tin tưởng, gây ra nhiều cuộc tranh cãi không cần thiết.
Bạn có thể làm gì?
Tin tưởng đối tác.
Ồ, thật là nhàm chán, ai chả biết thế.
Cảm xúc ghen tuông là 1 cảm xúc tự nhiên. Nhưng ghen tuông quá mức và chuyển đổi nó thành hành vi kiểm soát là dấu hiệu của sự thiếu tự tin, thiếu sự tin tưởng và bạn nên học cách giải quyết nó thay vì ép buộc đối tác phải đáp ứng những đòi hỏi của bạn. Hoặc nếu không thì, như các cụ đã nói, cái gì càng cố giữ chặt thì lại càng dễ mất.
Thói quen thứ 5: Nghĩ rằng tiền có thể giải quyết vấn đề
Bạn là 1 người thích bù khú với bạn bè. Bạn thường xuyên bia rượu và về nhà trễ. Mỗi lần như vậy vợ bạn lại tức giận và nói rằng cô ấy không thể chịu nổi 1 người đàn ông vô tâm với gia đình như thế.
Bạn biết là mình đã sai nhưng thay vì tìm cách để giải quyết vấn đề thực sự (đi nhậu và về trễ triền miên), bạn lại mua cho cô ấy món ăn mà cô thích để cô nguôi giận và bạn lại có thể tiếp tục sống cuộc sống bạn ưa thích.
Mỗi khi có 1 cuộc tranh cãi xảy ra trong mối quan hệ, thay vì giải quyết nó, một người sẽ che đậy nó bằng cách tạo ra 1 cảm xúc tích cực hơn thông qua việc chi tiền vào vật chất (hay 1 chuyến đi chơi xa nhà chẳng hạn) - Họ đang dùng tiền để che đậy vấn đề.
(Tệ hơn, một số còn cho rằng cưới nhau sẽ là thần dược giải quyết được mọi vấn đề)
Nó không chỉ giống như dấu bụi dưới thảm (bởi vì vấn đề sẽ luôn quay trở lại và tồi tệ hơn vào lần tới), mà nó còn tạo ra tiền lệ xấu cho mối quan hệ.
Quay trở lại ví dụ về việc nhậu nhẹt, nếu như cô vợ bỏ qua cho anh chồng bởi vì anh ta cho cô ăn món cô thích, thì nó giống như 1 dấu hiệu ngầm không chỉ khuyến khích cô vợ tìm thêm nhiều lý do hơn để có được nhiều món quà hơn, mà nó còn khuyến khích anh chồng không phải chịu trách nhiệm với hành vi sai lầm của mình.
Và chúng ta có gì nào?
Một người đàn ông nghĩ rằng mình chỉ như cây ATM rút tiền của cô vợ, và 1 cô vợ nghĩ rằng cuộc đời thật bất hạnh khi có 1 anh chồng không bao giờ nghe lời khuyên của mình.
Nếu bạn thấy bài viết này mang lại nhiều giá trị, thì tiếc gì 1 cái share cho bạn bè 😉
Bài viết bổ ích lắm anh, hi vọng sẽ nhận đc nhiều email của anh hơn nữa ❤️